Sự phổ biến ở khắp các quốc gia trên thế giới Túi sinh thái

*Nhật Bản:

Nhật Bản có 1 thuật ngữ về túi sinh thái là マイバッグ- my bag

Công ty TNHH Dự án GAIA là nơi mở đầu cho sự phổ biến của thuật ngữ túi sinh thái(my bag), là nơi điều hành một cửa hàng sinh thái tại Oda no Kami vào năm 1992. Masatsugu Ishibashi, giám đốc điều hành của dự án GAIA, đã nghĩ đến việc truyền bá túi sinh thái bằng vải phổ biến ở Đức sang Nhật Bản.  Ông ra lệnh cho cấp dưới yêu cầu sản xuất túi sinh thái từ một cơ sở ở Trivandrum, Ấn Độ - nơi sản xuất túi sinh thái của Đức, và nhập khẩu chúng như một sản phẩm thương mại. Giá bán lúc đó là 350 yên. Ngoài ra, Ishibashi, cùng với một số đồng nghiệp như Tobe Shoji – chủ của một đại lý ve chai, và những hợp tác xã, clb về đời sống đã phát triển ra loại chai có thể trả lại theo tiêu chí an toàn, tiêu chuẩn mới được gọi là chai R (chai có thể tái sử dụng).

Những chiếc túi sinh thái do GAIA giới thiệu ban đầu được bán tại các cửa hàng thực phẩm tự nhiên ở nhiều nơi khác nhau, nhưng sau đó với bối cảnh bùng nổ sinh thái học, các nhà phân phối lớn như Daiei, Seiyu và Aeon đã bắt đầu bán những chiếc túi vải tương tự vào khoảng năm 1994. Vì túi sinh thái đã được đăng ký nhãn hiệu  độc quyền bởi GAIA, nên mọi người đã sử dụng những thuật ngữ như My Bag

Các nhà bán lẻ lớn đã sử dụng dịch vụ giảm giá khoảng 5 yên cho những người tiêu dùng không sử dụng túi nhựa và mua túi sinh thái (chủ yếu là 100 yên), vì vậy phong trào sử dụng túi sinh thái (phong trào giảm thiểu túi ni lông) đã bén rễ… Theo khảo sát của Duskin vào tháng 2 năm 2007, 86,0% ở quận Shiga trả lời rằng họ "luôn mang theo túi sinh  thái" hoặc "hầu hết thường mang theo túi đi chợ." Đây là con số cao nhất trên toàn quốc, hơn 20 điểm so với vị trí thứ hai là tỉnh Kyoto. Tại tỉnh Yamagata, tỷ lệ phản hồi “luôn mang theo túi đi chợ” là 44,0%, cao nhất ở Nhật Bản.

Ngoài túi sinh thái, "giỏ sinh thái" -エコバスケット  cũng được sử dụng.

*Đức

Túi sinh thái được lấy cảm hứng từ túi vải Okobag, được sử dụng rộng rãi ở Đức vào những năm 1980. Kể từ đó, các loại túi vải thời trang thân thiện với môi trường đã bùng nổ ở Nhật Bản, trong khi ở Đức, người ta thường sử dụng các loại túi xách tay làm từ nhiều chất liệu khác nhau như túi giấy. Vì vậy, không giống như Nhật Bản, không có hình ảnh của túi sinh thái - một loại túi thời trang làm bằng vải ở Đức.[3]

Ý, hơn 300 túi nhựa được tiêu thụ mỗi năm ở Ý, nhưng kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2011, việc phân phối túi nhựa dẻo bị cấm tại các cửa hàng bán lẻ ở Ý.[4][5]

*Việt Nam:

Tại Việt Nam cũng có nhiều đơn vị sản xuất và cung cấp túi sinh học ra thị trường, như túi AnEco

Túi AnEco của Tập đoàn An Phát Holdings [6] được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc tái tạo PLA kết hợp với tinh bột ngô và các vật liệu phân huỷ sinh học nhập khẩu khác nên sẽ có khả năng phân huỷ hoàn toàn.

* Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông

Tại các cửa hàng bán lẻ của các chuỗi lớn ở Đài LoanTrung Quốc, túi mua hàng(túi nhựa)  được tính phí hoàn toàn để giảm lượng tiêu thụ, nên việc sử dụng túi sinh thái đã trở nên phổ biến. Vào tháng 12 năm 2008 ở Hồng Kông, một chiếc túi tính tiền ở cửa hàng tiện lợi đã được thanh toán với giá (50 xu Hồng Kông thống nhất) vào tháng 12 năm 2008.

*Philippines

Tại Makati, Philippines, việc sử dụng túi nhựa và thùng xốp bị cấm từ ngày 20 tháng 6 năm 2013 [7] do vấn đề tắc nghẽn kênh thoát nước (lũ lụt đô thị) do một lượng lớn chất thải nhựa, Phạt 5.000 peso đối với doanh nghiệp nào đưa túi ni lông cho khách hàng